Ở mỗi thời kỳ trẻ có sự phát triển khác nhau ví dụ như bé trai sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn bé gái cho đến khi 7 tháng tuổi, sau thời kỳ này bé gái sẽ phát triển nhanh hơn bé trai cho đến khi được 4 tuổi.
Kinh tế thay đổi vượt bậc kéo theo nhu cầu về cuộc sống con người cũng ngày một thay đổi, khái niệm “ăn chắc, mặc bền” giờ đây đã được thay đổi thành “ăn ngon, mặc đẹp”, điều đó giúp bạn có thể hình dung được vấn đề sức khỏe của con cái hiện nay không chỉ được các bậc phụ huynh quan tâm đơn thuần là “con có bệnh hay không?” mà “sức khỏe của con có phát triển toàn diện hay không?”
1.Thế nào là trẻ phát triển bình thường?
Ở mỗi thời kỳ trẻ có sự phát triển khác nhau ví dụ như bé trai sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn bé gái cho đến khi 7 tháng tuổi, sau thời kỳ này bé gái sẽ phát triển nhanh hơn bé trai cho đến khi được 4 tuổi. Và từ 4 tuổi trở đi đến lúc dậy thì bé trai và bé gái co tốc độ phát triển tương tự như nhau.
Kích thước của trẻ phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố di truyền, nếu như cha mẹ cao thì con cũng sẽ sinh ra những đưa con cao lớn và ngược lại. Nếu cha mẹ không cao thì việc sinh con thấp bé cũng là vấn đề bình thường và cho đến lúc dậy thì các con cũng sẽ phát triển đầy đủ.
Ở mỗi thời kỳ trẻ có sự phát triển khác nhau, kích thước phụ thuộc khá nhiều vào cha mẹ
2.Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ?
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trường của trẻ nhiều nhất đó chính là chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hóc môn. Nếu bé chậm phát triển thì rất có thể là các mẹ không đảm bảo được chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc con trẻ bị một vài rối loạn nào đó. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng ở trẻ đó là:
+ Nếu trường hợp trẻ phát triển bình thường nhưng cơ thể nhỏ hơn một chút so với tuổi thì đó gọi là chậm phát triển thể chất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do “tuổi xương” phát triển chậm hơn “tuổi đời”, trong trường hợp này thời kỳ dậy thì có thể sẽ bị lùi lại nhằm đảm bảo việc khung xương phát triển kịp. Khi trẻ bị như vậy thì sẽ có người thân hay họ hàng cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
+ Trường hợp cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với tuổi thì có thể là do trẻ bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ không được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng hay chế độ ăn uống không đủ chất. Đôi khi điều này cũng liên quan đến những vấn đề khác ví dụ như nhiễm trùng, có một số bất thường về đường tiêu hóa, trẻ không được quan tâm hoặc bị ngược đãi.
+ Vấn đề về hóc môn cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tăng trưởng trong 10 năm đầu dù là tăng hay giảm. Chúng tôi lấy ví dụ như trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không sản sinh đủ hóc môn giúp cho xương phát triển.
+ Một nguyên nhân khác dẫn đến việc bé chậm tăng trưởng đó chính là bệnh lý mãn tính ví dụ như suyễn, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mãn. Một số căn bệnh như thần kinh cơ, hở hàm ếch hoặc những vấn đề tâm thần cũng dẫn đến việc kém ăn. Việc nhiễm HIV, tiểu đường, xơ nang, suy tim…cũng dây cản trở sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc rối loại di truyền, nhiễm trùng trong thai kỳ, dùng thuốc lá hay rượu bia trong thời kỳ mang thai…cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc tăng trưởng của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hóc môn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ
3.Làm thế nào để biết trẻ có chậm tăng trưởng hay không?
Khi quan sát và nghi ngờ con gặp phải các vấn đề về tăng trưởng thì bạn cần phải đưa con đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi, đồng thời bạn cũng phải ghi nhận thường xuyên về cân nặng cũng như chiều cao của trẻ, kiểm tra tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Nếu có khả năng và cần thiết thì bạn cũng có thể cho bé làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của một vài cơ quan cũng như làm một số test đặc biệt nhằm kiểm tra nồng độ hóc môn. Bạn có thể chụp X quang ở vùng cổ tay của trẻ, điều này có thể đo lường được sự phát triển xương theo tuổi.
4. Điều trị như thế nào?
Việc điều trị tình trạng chậm tăng trưởng của trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, nếu con trẻ bị suy dinh dưỡng thì bạn phải có chế độ ăn giàu calori, nếu thiếu hóc môn thì bạn cần phải bổ sung học môn cho trẻ theo lời hướng dẫn của bác sĩ.